GEN Z – THẾ HỆ ĐỊNH HÌNH KHÔNG GIAN VĂN PHÒNG TRONG TƯƠNG LAI

calendar_today11.08.2022

Trong những năm gần đây, cụm từ “Gen Z” ngày càng phổ biến. Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới đã và đang thực hiện những nghiên cứu về thế hệ này vì họ tin rằng những người trẻ trong độ tuổi này sẽ là lực lượng tiềm năng trở thành những nhà quản lý tuyến đầu, những người lãnh đạo lỗi lạc trong tương lai nếu có định hướng và đào tạo đúng hướng, bài bản. Vậy, họ là ai? Đối với doanh nghiệp họ có tầm ảnh hưởng như thế nào?

1.      GEN Z – HỌ LÀ AI?

Gen Z là những người sinh ra từ năm 1995 đến năm 2012, đây là thế hệ đầu tiên sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ. Trong đó, nhóm từ 1996 đến 2006 chỉ chiếm khoảng 13% nhưng tác động rất lớn đến đời sống xã hội, nhất là hoạt động trên thị trường, cụ thể hơn, thế hệ này có những đặc điểm nổi bật như: Tiếp cận nhiều hơn với công nghệ, thường tạo ra xu hướng mới, thay đổi quan điểm sống, tái định hướng về cái đẹp và thời trang,... Có thể khẳng định việc am hiểu về thế hệ Z rất dễ nhưng để nắm bắt nhu cầu là cực kỳ khó khăn.

1.      GEN Z TRONG MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP

Theo David Stillman, tác giả của quyển Gen Z @ Work  - quyển sách được các nhà tuyển dụng tại Hoa Kỳ vô cùng chú ý, đã chỉ ra những điểm nổi bật mà chỉ có thế hệ này có được. Đầu tiên phải nói về tính thực tế! Không phải gánh chịu quá nhiều khó khăn như thế hệ cha anh, tuy nhiên, Gen Z cũng đã trải qua đủ những giai đoạn khủng hoảng kinh tế với các quy mô khác nhau, đặc biệt, trải qua sự biến động lớn của xã hội – đại dịch Covid-19 ở độ tuổi có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều phương diện khác nhau. Do đó, hành vi và thái độ ở nơi làm việc của họ được cho rằng rất thực tế.

 

Nói đến giao tiếp, gen Z thường được quy chụp rằng đây là một thế hệ  gắn liền với các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone và không có sự giao tiếp bên ngoài thế giới thực. Theo báo cáo 2022 của Microsoft  chỉ ra rằng 84% thế hệ Z muốn được trò chuyện với đồng nghiệp, người quản lý, các đối tác một cách trực tiếp, không qua bất kì thiết bị thông minh nào.

Một thực tế đáng ngạc nhiên rằng, thế hệ Z tại nơi làm việc không phải là những con người phóng khoáng hay thích giao thiệp như chúng ta vẫn nghĩ về giới trẻ, nhưng họ đặc biệt ưa chuộng không gian làm việc riêng tư, tập trung tuyệt đối để hoàn thành công việc, không bị xao lãng bởi yếu tố bên ngoài. Họ sẵn sàng nhận những góp ý tích cực, thẳng thắn, không ngại phê bình để có thể giúp công việc trở nên tốt hơn. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất giữa hai thế hệ Z và Milennials. Đây có thể là ưu điểm, nhưng cũng đồng thời là khuyết điểm lớn của Gen Z. Thế hệ đi trước, hay còn gọi là Milennial được cho là những người giao tiếp và làm việc nhóm rất giỏi và tính đến thời điểm hiện tại, họ chính là nhóm được đánh giá cao trong việc hợp tác và làm việc nhóm.

1.      MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC – CHIẾN LƯỢC ĐÓN ĐẦU XU THẾ

Các nhà quản lý nắm bắt được yếu tố này, họ đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu và đưa ra chiến lược doanh nghiệp để có thể tận dụng sự riêng biệt, tập trung cao độ của người trẻ, nhưng cũng không quên khuyến khích thế hệ Z giao tiếp với đồng nghiệp, thay vì chỉ qua các email.

Một môi trường văn phòng được cho là hoàn hảo khi có thể đáp ứng được nhu cầu nói trên, cũng như tạo không gian khác biệt mà từ trước đến nay chưa bao giờ có. Những khoảng không gian làm việc, riêng tư, đầy đủ tiện nghi nhưng cũng không thiếu những mảng xanh để góp phần làm dịu đi căng thẳng trong công việc. Một không gian chung lý tưởng, không còn là những phòng họp khô cứng, lạnh lẽo, được bao quanh bởi những bức tường trắng, mà đó chính là không gian chung đa dạng màu sắc, thoải mái trò chuyện sau một ngày làm việc kết thúc hoặc đó có thể là nơi các đồng nghiệp có thể tập trung lại để dùng bữa trưa cùng nhau.

Nắm bắt được xu hướng này, Pax Sky không ngừng ra mắt những văn phòng độc đáo, mang lại không gian lý tưởng, đa công năng, đa diện tích nhằm đáp ứng được mọi quy mô của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.  Pax Sky cũng không quên “nhiệm vụ” góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp mới với sự xuất hiện của thế hệ Z nhưng cũng không quên đến thế hệ đi trước với mong muốn rằng các doanh nghiệp đa thế hệ nhằm đảm bảo kết quả kinh doanh vượt ngoài kết quả mong đợi, đón đầu xu hướng.

Có thể nói rằng, Gen Z là một nhóm nhân khẩu học và là dân số cực kì tiềm năng, với hơn 70 triệu nhân tài trong tương lai, vì vậy các doanh nghiệp hãy chủ động tìm hiểu về họ để tìm thấy những ứng viên phù hợp với văn hóa cũng như lộ trình phát triển của doanh nghiệp.